XtGem Forum catalog
hauvu97.mobie.in
HOMEGame AndroidForum

Bài 7:THỰC HIỆN NỀN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN VÀ 

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÍ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC 1. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
a) Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần
- Khái niệm thành phần kinh tế 
Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về TLSX
Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền KT nhiều thành phần là tất yếu khách quan vì:
+ Thời kỳ quá độ vẫn tồn tại một số thành phần KT của xh trước, chưa thể cải biến ngay; đồng thời quá trình xd qhsx mới XHCN xuất hiện một số thành phần KT mới: nhà nước, tập thể...Các thành phần KT cũ và mới tồn tại KQ và có QHệ với nhau, tạo thành cơ cấu KT nhiều thành phần trong thkỳ quá độ.
+ Nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với LLSX thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về TLSX khác nhau. Hình thức sở hữu về TLSX là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần KT.
b) Các thành phần kinh tế ở nước ta
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X xđ: Nước ta có 5 thành phần KT:
- Kinh tế nhà nướclà thành phần kt dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về TLSX. ( gồm các doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước và tài sản thuộc sở hữu nhà nước)
* Cần phân biệt KT nhà nước với doanh nghiệp nhà nước: KT NN tồn tại với tư cách là một thành phần KT (giữ vai trò chủ đạo); còn doanh nghiệp NN là một bộ phận của KT NN, một hình thức tổ chức sx – kinh doanh (giữ vai trò “nòng cốt”)
- Kinh tế tập thểlà thành phần kt dựa trên hình thức sở hữu tập thể về TLSX. ( gồm nhiều hình thức hợp tác đa đạng, trong đó HTX là nòng cốt – dựa trên n/tắc tự nguyện, cùng có lợi, qlí dân chủ có sự giúp đỡ của nhà nước – phát triển cùng kt NN ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kt quốc dân).
- Kinh tế tư nhân (kt cá thể, tiểu chủ; kt TBTN) được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sx, kinh doanh mà PL không cấm.
- Kinh tế TBNN( sở hữu hỗn hợp về vốn giữa nhà nước với TB trong nước hoặc TB nước ngoài, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh...Đòi hỏi KQ là hình thức kt trung gian, là “cầu nối” đưa sx nhỏ lạc hậu lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN)
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài( 100% vốn nước ngoài) sx, kinh doanh để xuất khẩu, xd kết cấu hạ tầng kt – xh gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. Cần tạo đk thuận lợi, cải thiện môi trường kt và pháp lí để phát triển các đối tác, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy kt tăng trưởng và phát triển.

c) Trách nhiệm công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần
- Tin tưởng và chấp hành tốt chính sách phát triển KT nhiều thành phần
- Tham gia lao động sx ở gia đình
- Vận động người thân tham gia đầu tư vào sx, kinh doanh
- Tổ chức sx, kinh doanh các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm
- Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần KT

2. Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước 
a) Sự cần thiết, khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước
- Lịch sử hình thành và phát triển Nhà nước, mỗi thời kỳ khác nhau, vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước có mức độ khác nhau. 
- Giai đoạn đầu cơ chế thị trường tự điều chỉnh, chưa có sự can thiệp của Nhà nước. Chỉ đến đầu TK XX, KTTT hiện đại thì có sự quản lí của Nhà nước là một tất yếu khách quan, đối với KTTT TBCN và cả KTTT XHCN.
- Trong CNXH Nhà nước đại diện chế độ sở hữu toàn dân về TLSX, điều tiết và quản lí kinh tế đảm bảo nền KT – XH phát triển ổn định và đúng định hướng XHCN. Chỉ có Nhà nước XHCN mới có khả năng giải quyết có hiệu quả và triệt để những hạn chế của KTTT, phát huy mặt tích cực của nó.
b) Nội dung quản lí kinh tế của Nhà nước
- Quản lí các doanh nghiệp kinh tế thuộc thành phần kinh tế Nhà nước
+ Các doanh nghiệp KT thuộc thành phần KT Nhà nước dựa trên hình thức sở hữu Nhà nước về TLSX.
+ Với tư cách là người chủ sở hữu, Nhà nước trực tiếp quản lí các doanh nghiệp Nhà nước. (thông qua hình thức như: đầu tư 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ; bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; thanh tra, kiểm tra hoạt động KT, tài chính các doanh nghiệp Nhà nước trong việc phát triển vốn, chống tham nhũng).
- Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường mà Nhà nước ta xây dựng phát triển theo đúng định hướng XHCN 
+ Thông qua việc định hướng phát triển KT nhiều thành phần.
+ Tạo môi trường pháp lí cho các chủ thể sx kinh doanh theo hướng phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỉ cương.
+ Điều tiết nền KT theo hướng giảm tối đa sự can thiệp hành chính quá nhiều vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính bền vững, các cân đối chung, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của thị trường.
c) Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước ( giải pháp)
- Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hoá, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí KT theo hướng: đồng bộ, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, mở cửa hội nhập; tạo môi trường thuận lợi dể khuyến khích thúc đẩy sx kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT – XH; tăng cường PL, giữ vững định hướng XHCN; có tính đến sự phù hợp thông lệ quốc tế (ta là thành viên WTO)
- Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường. ( thông qua việc tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia hàng hoá chiến lược và dự trữ sx, đổi mới KT – CNo và trình độ quản lí...)
- Tiếp tục cải cách hành chính bộ máy Nhà nước, chế độ công chức theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, có năng lực; trong sach và vững mạnh.


HomeTrang chủ
Copyright Hậu Vũ 97
Powered byXtgem.com
Daly : 24|Total : 34710
Hỗ trợ Y!M: hauvu97
Email: vhau10@yahoo.com